Động lực phát triển kinh tế những tháng cuối năm

|

Động lực phát triển kinh tế những tháng cuối năm

Trong nửa đầu 2020, dịch viê;m đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) đã phủ bóng đen lê;n nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Bê;n cạnh đó là tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra sớm, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng trong khi dịch tả lợn châu Phi chưa được khống chế hoàn toàn. Những vấn đề trê;n đã làm cho tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực chậm lại; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao. Tuy nhiê;n, với tinh thần không lùi bước trước khó khăn, Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19 cũng như ứng phó với biến đổi khí hậu và tình hình dịch bệnh, cùng việc thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiê;u, nhiệm vụ và giải pháp của các bộ, ngành, địa phương, kinh tế Việt Nam vẫn có khá nhiều điểm sáng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho những tháng cuối năm nay.
 
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê;, 6 tháng đầu năm 2020, GDP cả nước tăng 1,81%, là mức tăng thấp nhất của 6 tháng các năm trong giai đoạn 2011-2020, do toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đặt việc phòng chống và dập dịch lê;n ưu tiê;n hàng đầu, sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế để bảo đảm tính mạng và sức khỏe của người dân. Tuy nhiê;n, trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn, thì việc Việt Nam không rơi vào tình trạng tăng trưởng âm được đánh giá là thắng lợi của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh, đồng thời vẫn duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh và từng bước đưa nền kinh tế trở lại trạng thái bình thường như trước khi xảy ra dịch bệnh. Con số 1,81% cũng là mức tăng trưởng khá so với các nước trong khu vực và trê;n thế giới và là nền tảng vững chắc để nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì tăng trưởng trong những tháng tiếp theo.

 
 Ảnh minh họa, nguồn Internet

Đối với khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tuy chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn và dịch bệnh, song nhờ có những giải pháp ứng phó nhanh chóng và hiệu quả nê;n khu vực này vẫn duy trì được mức tăng trưởng dương trong 6 tháng qua. Trong đó, ngành nông nghiệp tăng 0,83%, ngành lâm nghiệp tăng 2,15% và ngành thủy sản tăng 2,37%.
 
Dịch bệnh Covid 19 cũng khiến ngành sản xuất công nghiệp trong nước lao đao trong những tháng đầu năm, đặc biệt là khó khăn trong nguồn nguyê;n liệu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất. Tuy nhiê;n, do dịch sớm được kiểm soát, sản xuất công nghiệp có sự khởi sắc và dần lấy lại đà tăng trưởng cao từ tháng 5/2020. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5/2020 tăng 11,9% so với tháng trước; IIP tháng 6/2020 tăng 10,3%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, giá trị tăng thê;m ngành công nghiệp tăng 2,71%. Dù mức tăng này không thực sự cao song cũng đang tạo đà để sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển phục hồi mạnh mẽ cho những tháng cuối năm.
 
Thê;m một tín hiệu tích cực cho phục hồi nền kinh tế nước ta trong những tháng cuối năm là số doanh nghiệp thành lập mới trong hai tháng 5 và 6 đã tăng trở lại. Theo thống kê;, trong tháng 5/2020, cả nước có trê;n 10.700 doanh nghiệp thành lập mới với số v??n đ??ng ký là 112,7 nghìn tỷ đồng, tăng 36,1% về số doanh nghiệp và tăng 20,1% về v??n đ??ng ký so với tháng trước. Đặc biệt, cả nước có khoảng 5.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 32,7% so với tháng trước. Bước sang tháng 6/2020, số doanh nghiệp thành lập mới tiếp tục tăng với hơn 13.700 DN doanh nghiệp, số v??n đ??ng ký là 139,1 nghìn tỷ đồng, tăng 27,9% về số doanh nghiệp, tăng 23,4% về v??n đ??ng ký và tăng 9,4% về số lao động so với tháng 5/2020. Điều này cho thấy các doanh nghiệp trong nước nhanh chóng thích ứng với những khó khăn thực tế đã diễn ra và bám sát chính sách hỗ trợ của Chính phủ, từng bước phục hồi sản xuất kinh doanh.
 
Hơn nữa, theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý II/2020 của Tổng cục Thống kê; cho thấy, dự kiến quý III/2020 so với quý II/2020, có 49,1% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lê;n; chỉ có 19,4% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn và 31,5% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định. Dự báo về khối lượng sản xuất của quý III/2020 so với quý II/2020, có 48,8% số doanh nghiệp dự báo tăng; 18,1% số doanh nghiệp dự báo giảm và 33,1% số doanh nghiệp dự báo ổn định. Bê;n cạnh đó, có 45,1% số doanh nghiệp dự kiến có đơn hàng tăng lê;n; 18,3% số doanh nghiệp dự kiến đơn hàng giảm và 36,6% số doanh nghiệp dự kiến có đơn hàng ổn định; có 34,2% số doanh nghiệp dự kiến tăng đơn hàng xuất khẩu mới; 21,9% số doanh nghiệp dự kiến giảm và 43,9% số doanh nghiệp dự kiến ổn định. Những con số trê;n là niềm tin cho kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển trong những tháng còn lại của năm 2020.
 
Một điểm sáng khác trong bức tranh kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm nay là tốc độ tăng vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020. Cụ thể, trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước thực hiện ước tính đạt 154,4 nghìn tỷ đồng, bằng 33,1% kế hoạch năm và tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 bằng 33,8% và tăng 4,2%). Đây là kết quả của việc thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian qua của Chính phủ. Trong 6 tháng cuối năm, giải ngân vốn đầu tư công sẽ tiếp tục được xem là một nhiệm vụ quan trọng, làm đòn bẩy giúp khôi phục sự phát triển của nền kinh tế hậu Covid-19.
 
Cũng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trê;n toàn thế giới, nhiều đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam chịu tác động tiê;u cực, kéo theo đó là ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất, nhập khẩu của nhiều mặt hàng nước ta. Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,4 tỷ USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 121,2 tỷ USD, giảm 1,1%; nhập khẩu đạt 117,2 tỷ USD, giảm 3%. Tuy vậy, tính chung 6 tháng đầu năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam tiếp tục xuất siê;u 4 tỷ USD, cao hơn nhiều mức xuất siê;u 1,7 tỷ USD của cùng kỳ năm 2019. Điều này chứng tỏ Việt Nam vẫn luôn kiểm soát tốt cán cân thương mại dù phải đối mặt với nhiều thách thức, đồng thời thể hiện những n?? lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động khai thác có hiệu quả các FTA đã ký kết.
 
Một điểm tựa khác để nền kinh tế lấy lại đà tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm chính là sự khởi sắc của thị trường nội địa. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê;, tuy tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiê;u dùng tính chung 6 tháng đầu năm 2020 giảm 0,8% so cùng kỳ năm trước (đạt 2.380,8 nghìn tỷ đồng). Nhưng có thể thấy, ngay sau khi kết thúc giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội, hoạt động thương mại dịch vụ trong nước có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2020 đến nay, trong đó hình thức mua sắm trực tuyến trở thành điểm sáng, được nhiều người tiê;u dùng lựa chọn. Cụ thể, trong tháng 5/2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiê;u dùng ước tính đạt 384,8 nghìn tỷ đồng, tăng khá mạnh so với tháng trước (26,9%), trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 311,1 nghìn tỷ đồng, tăng 17,3%. Theo đà của tháng 5/2020, hoạt động thương mại dịch vụ trong nước tháng 6/2020 tiếp tục tăng với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiê;u dùng tăng 6,2% so với tháng trước. Thị trường trong nước vẫn đang được tạo điều kiện để chứng tỏ là mảnh đất “màu mỡ” để các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, “ăn sâu, bén rễ” và chiếm lĩnh sân nhà.
 
Đồng thời thị trường nội địa cũng đang là “cứu cánh” cho ngành hàng không cũng như ngành du lịch Việt Nam trong thời gian dài gần như bị tê; liệt do dịch bệnh Covid-19 lượng khách quốc tế đến nước ta trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh (55,8%) so với cùng kỳ năm trước (chỉ đạt 3,7 triệu lượt người). Minh chứng là ngay sau khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, thị trường du lịch nội địa ở Việt Nam đã bắt đầu “hồi sinh” trở lại và từng bước hồi phục với doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 5/2020 đạt 32,5 nghìn tỷ đồng, tăng 95,8% so tháng trước và doanh thu du lịch lữ hành đạt 0,4 nghìn tỷ đồng, tăng rất cao là 780,1%. Xu hướng tăng lê;n vẫn tiếp tục diễn ra tháng 6/2020 với doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 46,1 nghìn tỷ đồng, tăng 12,8% so tháng 5/2020 và doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 1,9 nghìn tỷ đồng, tăng 268%.
 
Thê;m một động lực cho sự phục hồi nền kinh tế những tháng tiếp theo là Việt Nam đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh Covid-19.

Các chuyê;n gia nhận định, kinh tế - xã hội Việt Nam trong những tháng cuối năm sẽ vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, nhất là nền kinh tế nước ta có độ mở lớn nê;n chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi tình hình kinh tế quốc tế ngày càng phức tạp, khó lường. Dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp trê;n thế giới, làm cho các ngành thương mại, du lịch, vận tải và xuất nhập khẩu tiếp tục gặp khó khăn do chịu tác động trực tiếp của dịch bệnh, doanh nghiệp đứng trước nguy cơ thiếu nguyê;n liệu sản xuất, thu hẹp quy mô và tạm dừng hoạt động. Bê;n cạnh đó, áp lực kiểm soát lạm phát, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội.

 
Tuy nhiê;n, tại phiê;n thảo luận kinh tế - xã hội chiều 15/6, Quốc hội thống nhất chưa điều chỉnh các mục tiê;u kinh tế - xã hội năm 2020, trong đó có chỉ tiê;u GDP tăng 6,8%. Trong bối cảnh hiện nay, việc đạt được mục tiê;u tăng trưởng 6,8% cho cả năm là rất khó khăn, đòi hỏi cần có những giải pháp thực sự đột phá đối với nền kinh tế. Do đó, một trong những hành động mạnh mẽ được Chính phủ đưa ra là sẽ chủ động điều hành các chính sách tiền tệ, tài khoá, thương mại, đầu tư và các chính sách khác để giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn và bảo đảm an sinh xã hội; ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công phù hợp với thực tế. Tin tưởng rằng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Việt Nam sẽ vững vàng vượt qua những khó khăn, thách thức và nền kinh tế sẽ về đích những mục tiê;u đặt ra cho năm 2020./.
Bích Ngọc

Ứng dụng giải trí điện tử Jia