Sản xuất công nghiệp cả nước tháng Bảy và 7 tháng đầu năm 2024 tiếp đà tăng trưởng tích cực

|

Sản xuất công nghiệp cả nước tháng Bảy và 7 tháng đầu năm 2024 tiếp đà tăng trưởng tích cực

Sản xuất cô;ng nghiệp cả nước  7 tháng đầu năm 2024 tiếp đà tăng trưởng tích cực

Tiếp nối những kết quả tích cực của kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024, hoạt động sản xuất cô;ng nghiệp tháng Bảy và 7 tháng đầu năm 2024 tiếp tục có những tín hiệu khả quan. Chỉ số sản xuất toàn ngành cô;ng nghiệp tháng Bảy ước tính tăng 0,7% so với tháng trước và tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành khai khoáng giảm 7% với cùng kỳ năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 13,3%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 9,9% và ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 12,1%.

Trong tháng Bảy năm nay, một số ngành cô;ng nghiệp trọng điểm thuộc cô;ng nghiệp chế biến, chế tạo có chỉ số sản xuất tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất phương tiện vận tải khác và sản xuất giường, tủ, bàn ghế cùng tăng 32,4%; sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic tăng 26,2%; sản xuất xe có động cơ tăng 25,6%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 18%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 17,1%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 17%; sản xuất linh kiện điện tử, máy vi tính tăng 15,3%. Ở chiều ngược lại, một số ngành sản xuất cô;ng nghiệp giảm so với cùng kỳ năm trước gồm: khai thác dầu thô; và khí đốt tự nhiên giảm 12,3%; sản xuất thiết bị điện giảm 10,5%; khai thác than giảm 4,3%.
 
Tính chung 7 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành cô;ng nghiệp tăng 8,5%, trong đó: Ngành khai khoáng giảm 6,2%; ngành chế biến, chế tạo tăng 9,5%; ngành sản xuất, phân phối điện tăng 12,4%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong các ngành cô;ng nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic tăng 28,7%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 21,5%; sản xuất hóa chất, sản phẩm hóa chất tăng 17,3%; hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ tăng 17,2%; khai thác quặng kim loại tăng 15%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 13%; sản xuất kim loại tăng 12,8%; sản xuất thiết bị điện tăng 12,5%; sản xuất, phân phối điện và dệt cùng tăng 12,4%; sản xuất linh kiện điện tử, máy vi tính tăng 11,1%. Ở chiều ngược lại, một số ngành cô;ng nghiệp có chỉ số sản xuất giảm so với cùng kỳ năm trước gồm: khai thác dầu thô; và khí đốt tự nhiên giảm 12,4%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị giảm 2,9%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại giảm 1,8%; khai thác than giảm 1,3%.
 
Một số sản phẩm cô;ng nghiệp chủ yếu 7 tháng đầu năm 2024 tăng cao so với cùng kỳ năm trước gồm: Thép thanh, thép góc tăng 31,4%; thép cán tăng 17,8%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 17%; phân hỗn hợp NPK tăng 14,2%; sữa bột tăng 12,3%; đường kính tăng 12%; linh kiện điện thoại tăng 11,7%; điện sản xuất tăng 11,5%; xăng, dầu các loại tăng 10,3%; thủy sản chế biến tăng 10,1%; sơn hóa học tăng 9,9%. Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm cô;ng nghiệp chủ yếu năm nay giảm so với cùng kỳ năm trước: khí đốt thiên nhiên và khí hóa lỏng LPG cùng giảm 16,9%; dầu thô; khai thác giảm 7,1%; bia các loại giảm 3,8%; điện thoại di động giảm 3,2%; alumin giảm 3,1%; sắt, thép thô; giảm 1,6%; than sạch giảm 1,3%.
 

Theo địa phương, có 60/63 tỉnh, thành phố trong cả nước có chỉ số sản xuất cô;ng nghiệp 7 tháng đầu năm 2024 tăng so với cùng kỳ năm 2023, trong đó những tỉnh, thành phố có sản xuất cô;ng nghiệp với tốc độ tăng cao gồm: Lai Châu tăng 64,3%; Trà Vinh tăng 48,6%; Khánh Hòa tăng 45,4%; Phú Thọ tăng 36,9%; Bắc Giang tăng 27%; Sơn La tăng 26,4%; Cao Bằng tăng 22,8%; Điện Biên tăng 19%; Bình Phước tăng 16,7%; Thanh Hóa tăng 16,3%; Hà Nam tăng 15,7%; Hải Phòng tăng 15%; Nam Định tăng 14,3%; Hải Dương tăng 14,1%; Tây Ninh tăng 13,4%; Bình Thuận tăng 12,9%. Ở chiều ngược lại, có 3/63 tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất cô;ng nghiệp giảm gồm: Quảng Ngãi giảm 4,3%; Hà Tĩnh giảm 2,1%; Gia Lai giảm 1,9%.

Chỉ số sản xuất cô;ng nghiệp so với năm trước của một số địa phương có quy mô; cô;ng nghiệp lớn như sau: Bắc Giang tăng 27%; Thanh Hóa tăng 16,3%; Hải Phòng tăng 15%; Hải Dương tăng 14,1%; Quảng Ninh tăng 11,8%; Vĩnh Phúc tăng 11,4%; Bắc Ninh tăng 10,4%; Quảng Nam tăng 7,7%; Thái Nguyên tăng 7,2%; Đồng Nai tăng 7%; Cần Thơ và TP Hồ Chí Minh cùng tăng 6,2%; Bình Dương tăng 5,7; Hà Nội tăng 5,2%; Đà Nẵng tăng 4,7%; Bà Rịa-Vũng Tàu tăng 0,1%; Quảng Ngãi giảm 4,3%.

Một số điểm nổi bật của sản xuất cô;ng nghiệp 7 tháng đầu năm 2024

Sản xuất cô;ng nghiệp 7 tháng đầu năm 2024 tăng 8,5% so cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,8%) và tăng trưởng rõ nét trong 3 tháng gần đây với tốc độ tăng các tháng Năm, Sáu, Bảy đều tăng trên 10% so với cùng kỳ năm trước với mức tăng lần lượt là 10%, 12,4%, 11,2%.
 
Ngành cô;ng nghiệp chế biến, chế tạo, ngành chủ lực của cô;ng nghiệp nước ta, tiếp tục đà tăng trưởng cao với mức tăng trong 3 tháng gần đây lần lượt là 11,9%, 15,0%, 13,3%, làm cho sản xuất cô;ng nghiệp 7 tháng đầu năm tăng 9,5% so cùng kỳ.
 
Nhiều ngành quan trọng thuộc cô;ng nghiệp chế biến, chế tạo 7 tháng đầu năm đã thu hút thêm nhiều lao động và có kết quả sản xuất tăng cao so với cùng kỳ năm trước, trong đó bao gồm cả các ngành khu vực doanh nghiệp FDI có lợi thế và cả các ngành khu vực doanh nghiệp trong nước có lợi thế như: Sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic tăng 28,7%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 21,5%; sản xuất hóa chất, sản phẩm hóa chất tăng 17,3%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 13%; sản xuất kim loại tăng 12,8%; sản xuất thiết bị điện tăng 12,5%; dệt tăng 12,4%; sản xuất linh kiện điện tử, máy vi tính tăng 11,1%;…
 
Ngành sản xuất và phân phối điện 7 tháng đầu năm nay tăng cao so cùng kỳ (tăng 12,4%) và vẫn tiếp tục đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của dân cư. Điều này góp phần tạo tâm lý lạc quan cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm bỏ vốn đầu tư cho sản xuất tại Việt Nam.
 
Cô;ng nghiệp chế biến chế tạo là ngành thu hút vốn FDI lớn nhất trong 7 tháng đầu năm. Một số địa phương nhờ năng động trong cô;ng tác xúc tiến đầu tư, cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính đã thu hút được nguồn vốn FDI chất lượng cao, góp phần tạo cô;ng ăn việc làm và kích thích sản xuất phát triển nhanh, điển hình là các địa phương như: Phú Thọ, Bắc Giang; Thanh Hóa; Hải Phòng; Hà Nam; Hải Dương; Quảng Ninh...

Vẫn còn một số khó khăn nhất định
 
Ngành khai khoáng 7 tháng đầu năm giảm 6,2%, trong khi cùng kỳ năm trước giảm 2%. Trong đó, đáng chú ý là ngành khai thác dầu thô; và khí đốt tự nhiên vẫn giảm mức sâu 12,4% (khai thác dầu thô; giảm 7,1%, khai thác khí đốt giảm 16,9%); khai thác than giảm 1,3%.
 
Trong ngành cô;ng nghiệp chế biến, chế tạo, bên cạnh những ngành cô;ng nghiệp cấp 2 tăng trưởng cao và khá, một số ngành có chỉ số sản xuất giảm hoặc tăng thấp so cùng kỳ năm trước: Ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác có mức giảm liên tục từ các tháng đầu năm do thị trường tiêu thụ càng ngày càng bị thu hẹp, sản phẩm tồn kho ngày càng nhiều nhưng giải pháp cho đầu ra sản phẩm gặp nhiều khó khăn, nguy cơ ngừng sản xuất của các nhà máy trong thời điểm hiện tại rất cao, chỉ số sản xuất 7 tháng đầu năm giảm 1,8% so cùng kỳ. Ngành sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị tăng, giảm khô;ng ổn định ở các tháng đầu năm, 7 tháng giảm 2,9% so cùng kỳ. Ngành sản xuất đồ uống sau nhiều tháng giảm thì đã tăng trở lại với 0,8% so cùng kỳ và ngành sản xuất phương tiện vận tải khác cũng cùng xu hướng với mức tăng 1,6% so cùng kỳ.
 
Để hoạt động sản xuất cô;ng nghiệp tiếp tục tăng trưởng trong các tháng còn lại của năm, Chính phủ cần tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm hỗ trợ sản xuất cô;ng nghiệp phát triển như:

- Thực hiện quyết liệt các giải pháp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hoạt động, sản xuất, kinh doanh đặc biệt là các mặt hàng cô;ng nghiệp chủ lực như: Dệt, may, da giày, điện tử;

- Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về xuất, nhập khẩu, triển khai giải pháp kích cầu tiêu dùng trong nước để hỗ trợ doanh nghiệp gia t??ng nguồn cung, tiết giảm chi phí nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt;

- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đa dạng hoá thị trường xuất, nhập khẩu, đặc biệt đối với thị trường nhập khẩu, đẩy mạnh quản lý thương mại điện tử, kinh doanh trên mô;i trường mạng; Đẩy mạnh cô;ng tác thô;ng tin thị trường; hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng hiệu quả cơ hội và thực hiện đầy đủ cam kết từ các Hiệp định thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu; đồng thời tăng cường tuyên truyền về quy tắc xuất xứ và cấp giấy chứng nhận xuất xứ; xây dựng hình ảnh doanh nghiệp Việt Nam uy tín trên thị trường quốc tế./.

Phí Thị Hương Nga
Vụ trưởng Vụ Thống kê Cô;ng nghiệp và Xây dựng - TCTK
ỨNG DỤNG Giải trí Thành phố Trực tuyến